Sứa được chế biến thành nhiều món ngon, trong đó món gỏi giòn sần sật luôn hấp dẫn vị giác của tất cả mọi người. Sau đây, imlovinit24 sẽ giới thiệu cho các mẹ nội trợ cách làm món gỏi sứa đơn giản, nhanh chóng mà lại thơm ngon dùng để chiêu đãi gia đình.
Mục Lục
Nguyên Liệu Cho Món Gỏi Sứa
- Sứa: 200g
- Bắp chuối bào: 50g
- Bạc hà (dọc mùng): 1 cây
- Khế chua: 2 trái
- Chuối chát: 2 trái
- Húng lủi: 50g
- Mè rang: 2 thìa súp
- Bún tươi: 500g
- Nước trộn: 1 thìa súp đường, 2 thìa súp nước mắm, 1 thìa súp tương ớt, 2 thìa súp nước tắc, 1 thìa súp giấm gạo, 2 thìa cà phê ớt băm và tỏi băm.
Cách Làm Món Gỏi Sứa
Muốn chế biến món gỏi sứa thực sự công đoạn sơ chế sứa không hề đơn giản, cầu kỳ và dĩ nhiên sẽ tốn khá nhiều thời gian. Để sứa có màu trắng tinh, giòn rụm công đoạn sơ chế rất công phu.
Sơ Chế Nguyên Liệu
Sứa rửa sạch với nước ấm có pha ít muối. Tiến hành mổ sứa để lấy hết chất độc bên trong ra. Sau đó, cắt sứa thành từng miếng nhỏ, ngâm trong bát nước có pha phèn và muối loãng rồi rửa sạch lại với nước. Và cứ thế thực hiện lại công đoạn ngâm nhiều lần tới khi sứa đạt được độ trắng, sạch. Đây là cách sơ chế sứa (một công đoạn trong cách làm món gỏi sứa) được đánh giá có tác dụng lớn loại bỏ thủy ngân cũng như thành phẩm sứa sẽ được ngon hơn và không bị teo lại.
- Bắp chuối rửa sơ qua nước muối cho khỏi bị thâm đen, sau đó để ráo.
- Bạc hà tước vỏ bên ngoài, rửa sạch, thái xéo mỏng rồi thái chỉ trở lại.
- Khế chua, chuối chát rửa sạch, thái khoanh.
- Húng lủi nhặt bỏ lá sâu, rửa sạch.
- Lạc, vừng rang chín. Lạc xát sạch vỏ rồi giã nhỏ.
Làm Nước Cốt
Pha gia vị bao gồm: đường, bột canh, dầu mè theo tỷ lệ 3 phần bằng nhau, đảo đều. Đây là khâu rất quan trọng trong cách làm món gỏi sứa, được xem là linh hồn món ăn.
Tiến Hành Trộn Gỏi
Sứa sau khi rửa sạch lại bằng nước sôi để nguội, vắt ráo nước thì tới công đoạn này là trộn gỏi. Đem sứa trộn với chuối chát, khế (hoặc cóc xanh), ít hành khô, lạc, mè và thêm chút rau thơm cho dậy mùi… thế là gia đình bạn có ngay món gỏi chua chua ngọt ngọt xen lẫn mùi vị, xua tan đi cái nóng của mùa hè.
Cách làm món gỏi sứa rất kỳ công ở khâu sơ chế sứa. Món ngon này ăn rất lạ miệng, có thể ăn kèm với bánh đa, chấm mắm ruốc Huế hoặc muối tiêu chanh đều rất tuyệt. Như đã nhắc ở trên, gỏi sứa có vị thanh thanh mát mát, không gây cảm giác ngấy, đặc biệt phù hợp với tiết trời mùa hè nóng nực.
Một Số Lưu Ý Khi Thực Hiện Cách Làm Món Gỏi Sứa
- Khi chế biến món gỏi sứa, các mẹ nội trợ có thể bổ sung thêm các nguyên liệu như tôm, thịt heo, da heo… để món ăn tăng thêm hương vị, giá trị dinh dưỡng.
- Tuyệt đối không được dùng sứa còn tươi sống để làm gỏi mà phải qua sơ chế đầy đủ các bước được hướng dẫn ở trên. Lúc này thịt sứa chuyển sang màu đỏ nhạt hoặc màu vàng nhạt là đạt chuẩn.
- Để phù hợp với khẩu vị gia đình mình, các mẹ nội trợ có thể chủ động thêm bớt gia vị, đặc biệt là ớt cay trong cách làm món gỏi sứa.
- Tuy là món ăn được yêu thích nhưng trẻ em dưới 8 tuổi không nên dùng. Hoặc những người dị ứng với hải sản cũng tuyệt đối không nên ăn, vì trong thành phần sứa có chứa độc tố có thể gây khó thở, buồn nôn, ngộ độc…
- Gỏi sứa dùng không hết, có thể đựng vào hộp thủy tinh, đậy kín nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, dùng tốt nhất trong khoảng 1-2 ngày.
Giá Trị Dinh Dưỡng Của Sứa
Theo Đông y, sứa có tác dụng nhuận gan, phổi, tiêu đờm, chống ho, nhuận tràng và thanh nhiệt tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt với những người bị bệnh tim, ăn sức rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
Tuy nhiên, sứa lại là loài hải sản chứa nhiều độc tố. Nếu chạm tay nhiều người sẽ bị dị ứng, ăn sứa chưa qua sơ chế khả năng cao các loại độc tố này sẽ làm bạn đau đầu, chảy nước mắt, đau bụng, mày đay, vã mồ hôi hoặc thậm chí còn hôn mê, khó thở… rất nguy hại.
Chính vì vậy, cách tốt nhất, bạn nên mua sứa ở các cửa hàng, quầy thực phẩm uy tín… Tùy vào mục đích sử dụng, khẩu phần ăn bao nhiêu thì nên mua loại sứa nguyên con hay đã được chế biến sẵn.
Mặc dù là món ăn ngon, có hương vị đặc trưng nhưng không phải ai cũng ăn được món gỏi này. Nếu ai bị lạnh bụng thì đừng ăn món sứa này, không tốt cho sức khỏe.
Như đã đề cập ở trên, sứa có nhiều công dụng, với những người đang cho con bú thì đây là liều thuốc hữu hiệu, chống lại chứng nóng do căng sữa gây ra, được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao.
Với cách làm món gỏi sứa được mô tả ở trên giúp cho các mẹ nội trợ tự tin vào bếp chế biến món ngon nhiều dưỡng chất chiêu đãi cả nhà. Món ăn này quen thuộc của người dân vùng biển, được nhiều người yêu thích có thể dùng để khai vị, hoặc nhâm nhi với cốc bia lạnh quả là tuyệt cú mèo. Những miếng sứa giòn sần sật thấm vị chua, ngọt, cay, mặn… tạo nên cảm giác thích thú ngay khi chạm đầu lưỡi.