Bún mọc được xem là một sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những ngày “chán cơm” hay những ngày hè oi bức. Vậy bún mọc là gì và cách nấu bún mọc Hà Nội sao cho chuẩn vị thơm ngon và đơn giản. Hãy cùng Imlovinit24 tìm hiểu qua chuyên mục sau đây nhé.
Mục Lục
Bún Mọc Là Gì?
Bún mọc là một tên của loại bún nước có xuất xứ tại miền Bắc Việt Nam, cụ thể là từ làng Mọc, Thanh Xuân, Hà Nội.
Từ “mọc” hay còn gọi là “mộc” ở đây là chỉ phần giò sống – thành phần chính của món bún. Phần giò này có thể được trộn thêm nhiều nguyên liệu khác nhau, sau đó vo viên và thả vào nồi nước để nấu chín.
Ngày nay, bún mọc đã được đa dạng hóa với nhiều loại nguyên liệu khác nhau, tùy theo các sở thích của người nấu và người ăn. Tuy nhiên, về cơ bản món bún này bao gồm các thành phần chính như nước dùng từ xương ống, bún sợi nhỏ, mọc và sườn non chặt miếng.
Bún Mọc Có Bao Nhiêu Calo?
Trong một tô bún mọc thường sẽ cung cấp cho bạn 512 calo, cụ thể như sau:
Hàm lượng calo có trong tô bún mọc thường có: Bún có 110 calo, viên mọc: 250 calo, các loại rau ăn kèm là 32 calo và sườn là 130 calo.
Bên cạnh đó, ngoài những thành phần được nêu trên thì khi ăn bạn cũng có thể cho thêm nhiều topping khác ăn kèm. Điều này có thể khiến cho lượng calo có trong một khẩu phần ăn có thể tăng hoặc giảm xuống. Nhìn chung, lượng calo có trong tô bún mọc này khá cao nên những bạn nữ đang trong giai đoạn ăn kiêng hay giảm cân hạn chế ăn nhiều vì chúng có thể tích tụ mỡ đấy nhé.
Những Đối Tượng Nên Và Không Nên Ăn Bún Mọc?
Vì bún mọc được xem là một thực phẩm có nhiều calo và giàu tinh bột nên không thích hợp đối với những người mắc bệnh về đường tiêu hóa vì sẽ gây nên các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng. Chính vì thế, những người có triệu chứng bị viêm dạ dày hoặc viêm tá tràng không nên ăn nhiều bún mọc vào buổi tối và sáng.
Bên cạnh đó, những người bị ốm sốt thì hệ tiêu hóa cũng kém đi rất nhiều. Do đó những thực phẩm nên ăn lúc này phải là những món như cháo thịt bằm, cháo đỗ xanh hoặc súp để giảm bớt gánh nặng cho đường tiêu hóa.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để sức khỏe cho mẹ và bé được đảm bảo thì phụ nữ sau khi sinh cũng không nên ăn bún mọc. Bởi các chất hàn the, chất làm trắng trong bún và những chất độc hại phổ biến nên khi ăn có thể gây ra những tác động xấu ảnh hưởng cho trẻ nhỏ.
Cách Chế Biến Mọc Cực Đơn Giản
Mọc thực chất là một tên gọi của thịt lợn xay nhuyễn hay giò sống. Từ phần thịt này bạn có thể chế biến các món ăn theo nhiều cách khác nhau để tạo nên cho mình những hương vị riêng.
Cách chế mọc rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các cách sau:
Bước 1: Vo từng viên thịt lợn xay nhuyễn sao cho tròn và vừa ăn, tiếp đó hãy ướp chúng cùng gia vị và thả vào nước để đun chín.
Bước 2: Giò sống viên tròn thành viên sao cho vừa ăn, tiếp đó, vớt ráo và cho vào chảo dầu sôi chiên và đảo đều tay.
Bước 3: Mộc nhĩ khi đã ngâm nở mềm thì cắt bỏ phần gốc và băm nhuyễn. Trộn giò sống và mộc nhĩ với nhau và thêm các gia vị cần thiết như hạt nêm, tiêu, hành lá,… Vo thành từng viên nhỏ và thả từng viên vào nước dùng để nấu chín.
Cách Nấu Bún Mọc Hà Nội Thơm Ngon Chuẩn Vị Tại Nhà
Nguyên Liệu
- 400gr sườn non
- 250gr giò sống
- 300gr xương ống
- 1kg bún tươi sợi nhỏ
- 200gr chả lụa
- 60gr mộc nhĩ
- 4-5 nhánh hành lá
- 3 củ hành tím
- 300gr rau sống và gia vị thông dụng.
Cách Mua Sườn Non Tươi Ngon
Khi mua sườn, nên chọn loại thịt có màu hồng tươi, sườn có độ đàn hồi khi chạm vào và không có mùi hôi thiu.
Một miếng sườn ngon thường có xương dẹp và nhỏ, bạn nên hạn chế mua những miếng sườn to và tròn vì thường sẽ ít thịt hơn.
Không chọn mua những miếng sườn bị thâm màu, có mùi khó chịu hoặc chảy nhớt.
Cách Chọn Xương Ống
Nên chọn xương ống tươi, không có mùi lạ, không tái và to khoảng 3 đốt ngón tay.
Để có thể chọn được khúc xương ống ngon thì bạn nên chọn các xương có độ to vừa phải và không nên mua các khúc xương quá nhỏ vì đây có thể là lợn con có vấn đề và mổ non để bán sinh lời.
Cách Chế Biến Bún Mọc
– Sơ chế nguyên liệu
Cách nấu bún mọc Hà Nội rất đơn giản, đầu tiên, hãy rửa sạch xương ống, chặt nhỏ và trụng qua nước sôi. Tiếp đó, hãy chuẩn bị một nồi nước mới và cho xương vào, thêm một ít đường, hạt nêm và nước mắm vào cùng để nước hầm ngọt hơn. Hãy thường xuyên lưu ý đến với nồi nước và vớt bọt cho nước dùng được trong hơn.
Sườn non mua về rửa sạch và chặt thành những miếng nhỏ vừa ăn. Bạn cũng có thể rửa sườn với nước muối để loại bỏ vi khuẩn và khử mùi. Tiếp đó, cho sườn vào tô, thêm 1 muỗng hạt nêm, ⅓ muỗng canh mắm và tiêu chút tiêu xay vào trộn đều.
Mộc nhĩ ngâm nước nóng đến khi nở rồi thái thành các sợi nhỏ.
Chả lụa thái thành các miếng vừa ăn, hành tím bóc vỏ, hành lá rửa sạch bỏ gốc và băm nhỏ.
Rau sống phải rửa thật sạch với nước, bún tươi nên trụng qua vài lần với sôi sau đó để ráo nước.
– Nấu nước dùng
Hãy bắt chảo lên bếp và cho dầu ăn vào, đợi đến khi dầu nóng thì cho hành tím vào phi thơm, sau đó cho sườn vào đảo đều đến khi thịt săn lại thì tắt bếp.
Khi nước dùng đã sôi, hãy cho sườn vào và đun đến khi nước sôi thêm một lần nữa thì cho mọc vào, tiếp đó nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng. Tiếp tục đun sôi khoảng 10 phút nữa thì tắt bếp.
– Thành phẩm
Cho bún vào tô đủ phần ăn mà bạn muốn, cho thêm sườn, mọc cùng chả lụa lên cùng ít hành lá, sau đó chan thêm nước dùng và thưởng thức thôi nào. Khi thưởng thức, bạn nên ăn kèm với rau sống thêm một tí tương ớt và chanh để hương vị thêm phần đậm đà hơn nhé.
Kết Luận
Trên đây là cách nấu bún mọc Hà Nội thơm ngon, hấp dẫn đảm bảo cả nhà bạn sẽ thích mê. Hãy cùng Imlovinit24 vào bếp và thực hiện món ăn đơn giản này ngay thôi nào.