Còn gì thư giãn và sảng khoái hơn việc thưởng thức một tách trà hoa cúc không chỉ ngon mà còn đẹp mắt. Tuy nhiên, bạn có biết loại trà thảo mộc này còn có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe không? Cùng Imlovinit24 khám phá những điều thú vị không phải ai cũng để ý này.
Mục Lục
Trà Hoa Cúc Là Gì?
Trà hoa cúc là loại trà thảo mộc được tạo ra bằng cách ngâm hoa cúc khô trong nước nóng. Loại hoa cúc phổ biến nhất được sử dụng để pha trà là cúc mâm xôi (chrysanthemum morifolium) với những bông hoa nhỏ màu vàng.
Trà hoa cúc có rất nhiều loại. Các búp hoa đa dạng về kích thước, chất lượng và giá cả. Đây là một trong những loại trà hoa phổ biến nhất được dùng ở Trung Quốc. Khi ở trạng thái hoa khô thì chúng có muôn hình vạn vẻ.
Tuy nhiên, khi ngâm trong nước nóng, hình dạng của nó sẽ khiến bạn ngạc nhiên. Các bông cúc không chỉ có hình thức độc đáo, đẹp mắt mà hương vị còn tươi mát không kém đồ uống do các bartender làm ra.
Nguồn Gốc Của Trà Hoa Cúc Ở Đâu?
Trà hoa cúc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hoa cúc là một loài hoa quan trọng trong y học cổ truyền của nước này.
Bông được trồng ở các tỉnh khác nhau. Trong đó, hoa được thu hoạch ở An Huy và Hoàng Châu là nguyên liệu để sản xuất một số loại trà hoa cúc tốt nhất trên thế giới. Trà thảo mộc này cũng phổ biến ở các nước châu Á khác, đặc biệt là ở Hàn Quốc và Nhật Bản.
Bạn có biết nụ hoa cúc là một trong những nguyên liệu phổ biến để làm thành “trà nở”. Đây là loại trà thủ công được làm bằng cách quấn các lá trà và hoa chặt vào nhau. Chúng tạo thành một quả bóng nhỏ và “nở” ra trong nước nóng. Khi bạn nhúng quả trà vào nước sôi, lá trà và bông cúc khô sẽ nở ra thành những hình dạng đẹp mắt vô cùng.
Thông thường, người thưởng trà hoa cúc sẽ chỉ pha chế hoa khô với những loại nguyên liệu có hàm lượng đường cao như đường phèn, mật ong. Nhưng nếu bạn là người thích màu sắc, có thể pha chế chúng với hoa đậu biếc hay dùng trà pu’erh của Trung Quốc.
Những Loại Hoa Cúc Nào Được Dùng Làm Trà?
Cúc để làm trà vô cùng phong phú. Một số loại được dùng phổ biến là:
- Hoa cúc mâm xôi
- Hoa kim cúc
- Hoa cúc trắng
- Cúc nụ kim cương
- Cúc đại đóa
- Cúc bách nhật
- Cúc Himalaya
- Cúc La Mã
Hương Vị Đặc Trưng Của Trà Hoa Cúc
Mùi hương của hoa cúc khô thường có mùi sắc, nồng và mùi thuốc. Tuy nhiên, sau khi pha nó lại có mùi rất cuốn hút. Trà hoa cúc có hương vị rất nhẹ và sảng khoái, ngọt ngào và liên tưởng đến màu vàng tươi.
Nếu bạn không thích hương vị mạnh của trà hoa hồng hoặc trà hoa nhài, vậy thì trà hoa cúc sẽ là sự thay thế tuyệt vời. Nó không quá mãnh liệt, nhưng vẫn đầy đủ hương vị.
Phần lớn trà hoa cúc sẽ có vị ngọt nhẹ. Một số ít loại có thể hơi đắng khi nếm ban đầu. Tuy nhiên lại lưu lại vị ngọt khi nuốt xong. Và nếu bạn không ưa thích vị đắng này, hãy thêm vào bình trà một ít mật ong, quả mọng hoặc quả khô như câu kỷ tử.
Ai có thể uống trà hoa Cúc?
Trà hoa cúc là món thức uống thanh nhiệt, giải độc tốt cho cơ thể. Do vậy, hầu hết mọi người đều có thể sử dụng. Tuy nhiên, có một số người không nên dùng loại trà thảo mộc này là:
- Người dị ứng với phấn hoa và thành phần có trong hoa cúc.
- Người có cơ thể mang tính hàn lạnh.
- Người bị sốt thương hàn, đang trong quá trình sốt, đau bụng.
Trà Hoa Cúc Có Chứa Caffeine Không?
Trà hoa cúc là trà thảo mộc được làm từ các loại hoa tự nhiên không chứa caffeine. Tuy nhiên, khi nụ hoa cúc được pha với các loại trà khác, ví dụ như trà pu’erh thì nó sẽ chứa caffeine. Nguyên nhân vì trong lá trà xanh có hợp chất này.
Trà bông cúc khô nguyên chất phù hợp để sử dụng cho bất kỳ thời điểm nào trong ngày hoặc đêm. Thức uống này rất phổ biến vào mùa hè cho dù cần nước nóng để làm nở bông. Và bạn cũng có thể thêm đá vào để tăng độ mát lạnh.
Cách Pha Trà Hoa Cúc Như Thế Nào
Để pha trà hoa cúc, bạn sẽ cần nụ hoa cúc khô, nước khoáng, ấm trà hoặc cốc, dụng cụ pha trà và ấm đun nước. Đun sôi 300ml nước và để trong khoảng 1 phút.
Thông thường người ta không sử dụng nước sôi sùng sục để pha trà. Nhiệt độ khuyên dùng là 95°C. Cho vào ấm 2 – 6 bông hoa, số lượng tùy thuộc vào kích thước của chúng. Lưu ý là nên tham khảo thêm ở phần hướng dẫn sử dụng.
Ủ trà trong khoảng 3 – 5 phút là có thể sử dụng. Ngoài uống trà nguyên chất, bạn có thể thêm đường phèn, mật ong, hoa đậu biếc, câu kỷ tử… hoặc vài viên đá nếu muốn uống lạnh.
Bạn có thể pha trà bằng bất cứ công cụ gì có thể chứa nước. Tuy nhiên, nên dùng những loại không thoát nhiệt nhanh như ấm hoặc cốc sứ, thủy tinh hay đất nung. Đủ nhiệt, đủ lượng nước thì các bông hoa mới nở được hoàn toàn và màu sắc mới tuyệt vời nhất.
Giá Trị Dinh Dưỡng Và Giá Trị Y Học Của Trà Hoa Cúc Đối Với Sức Khỏe
Hoa cúc là một nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Loại hoa này không chỉ có giá trị về thẩm mỹ mà còn có lợi cho sức khỏe, bao gồm:
Trà Hoa Cúc Rất Giàu Anthocyanins
Anthocyanins là các sắc tố không bào hòa tan trong nước. Nhờ vào sắc tố này mà thực vật trên hành tinh mới đa dạng màu tím, đỏ và xanh lam. Đây còn là chất chống oxy hóa mạnh, có thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.
Những loại chất chuyển hóa trung gian của thực vật này giúp chống ung thư, chống đái tháo đường, chống viêm, kháng khuẩn và chống béo phì. Chúng cũng có thể giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch.
Chứa Nhiều Dưỡng Chất Tốt Cho Mắt
Hoa cúc chứa nhiều một chất hữu cơ beta-carotene. Hợp chất này giúp cải thiện thị lực và trì hoãn quá trình lão hóa mắt. Sau khi được cơ thể hấp thụ, beta-carotene sẽ chuyển hóa thành vitamin A. Vitamin này là dưỡng chất cần thiết duy trì sự khỏe mạnh cho thị lực, răng, da và các mô xương.
Kìm Hãm Các Dấu Hiệu Lão Hóa
Như đã đề cập trước đó, hoa cúc rất giàu chất chống oxy hóa. Do vậy, quá trình xuất hiện các dấu hiệu của tuổi già cũng chậm lại. Những chất chống oxy hóa này làm vô hiệu hóa các gốc tự do có khả năng gây tổn thương cho tế bào.
Các tác động tiêu cực của các gốc tự do bao gồm hình thành nếp nhăn, lão hóa, tổn thương mô, tổn thương hệ thống miễn dịch, các vấn đề về tim, bệnh parkinson, alzheimer, đột biến tế bào và ung thư. Vì vậy, uống trà hoa cúc mỗi ngày không chỉ làm cho cơ thể bên ngoài trông trẻ hơn mà còn có thể giúp kéo dài tuổi thọ, duy trì sự cân bằng của các hoạt động bên trong cơ thể.
Giúp Điều Trị Bệnh Thiếu Máu
Biểu hiện của tình trạng thiếu máu là nồng độ độ hồng cầu hoặc hemoglobin thấp hơn bình thường. Nói cách khác là cơ thể không có đủ oxy cần thiết. Mặc dù thiếu máu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phổ biến nhất là do thiếu sắt. Đó là lý do tại sao các bà mẹ mang thai, sau khi sinh và trong quá trình cho con bú phải bổ sung sắt thường xuyên.
Hoa cúc có thể là một giải pháp thay đổi tích cực cho những người thiếu máu. Trên thực tế, một cốc trà thảo mộc này chứa tới 21% lượng sắt cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Do vậy, hãy sử dụng trà thảo mộc hoa cúc để bổ sung sắt thường xuyên.
Trà Hoa Cúc Giúp Giải Độc Gan
Trà hoa cúc có thể làm sạch gan và cải thiện chức năng của gan. Khi chức năng gan tốt hơn, cơ thể đào thải chất độc và tác nhân gây hại hiệu quả hơn. Từ đó, sức khỏe tổng thể được cải thiện. Tác dụng giải độc của loại thảo mộc này còn tác động đến cả thận. Trà giúp loại bỏ vi khuẩn và độc tố dẫn đến nhiễm trùng.
Trà hoa cúc thật sự là một loại trà thảo mộc ngon, bổ và có tính thẩm mỹ cao. Do vậy, nếu bạn đang tìm kiếm một loại thức uống thư giãn tốt cho cơ thể thì hãy cân nhắc sử dụng loại trà này. Đừng quên theo dõi Imlovinit24 để cập nhật thêm những món ăn, thức uống độc đáo, bổ dưỡng nhất.